Hướng dẫn tạo usb boot WinPE và lưu bộ cài Windows

Nếu bạn đang có một chiếc usb với dung lượng từ 8 Gb trở lên bạn có thể chia usb này thành 2 phân vùng một sử dụng lưu WinPE và một sử dụng lưu bộ cài Windows. Việc thiết lập như vậy có nhiều tác dụng hơn so với chỉ tạo usb cài Windows thông thường. Mở rộng ra bạn có thể tạo từ thẻ nhớ ngoài hay ổ cứng gắn ngoài.

Thật ra nếu bạn đang sử dụng usb cài Windows thông thường bạn vẫn có thể khởi động vào WinPE từ bộ cài Windows bằng tệp boot.wim lưu trong thư mục sources của bộ cài. Tuy nhiên WinPE mặc định chỉ là một màn hình trông rất đơn giản với dấu nhắc lệnh cmd mà người dùng chủ yếu thao tác các dòng lệnh không trực quan như những WinPE được rebuild lại.


Như các bạn đã biết để usb có thể boot được trong hệ thống UEFI thì usb phải được định dạng thành FAT32. Như vậy với những usb có dung lượng từ 16 Gb trở lên nếu đặt định dạng này thì thật lãng phí vì với định dạng chỉ cho phép copy tệp nén dung lượng thấp hơn 4 Gb.

Giải pháp chia usb thành 2 phân vùng một được định dạng FAT32 và một định dạng NTFS sẽ khả thi hơn. Chúng ta sẽ sử dụng phân vùng FAT32 làm boot vào WinPE còn phân vùng NTFS lưu bộ cài Windows hoặc các tập tin khác.

Lưu ý:
Phân vùng FAT32 khi lưu WinPE có thể boot cho cả 2 hệ thống UEFI và BIOS hay thường gọi là LEGACY

Cách tạo usb boot WinPE và lưu bộ cài Windows không khó chỉ cần bạn làm theo các bước hướng dẫn của mình dưới đây là hoàn toàn có thể tạo được. Nhưng trước hết bạn cần chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết sau:
  1. usb có dung lượng >8 gb
  2. Bộ cài Windows, các bạn có thể tìm tải trong chuyên mục Windows ISO của Blog mình
  3. WinPE tham khảo bài viết Windows 10 PE TH1 Build 10240 Live CD
Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Kết nối usb vào máy tính đảm bảo dữ liệu nếu đang lưu trong usb phải được lưu lại vào nơi khác nếu bạn muốn giữ lại.

Bước 2: Khởi chạy dấu nhắc lệnh cmd bằng quyền administrator, trong dấu nhắc lệnh gõ lệnh sau kiểm tra danh sách ổ đĩa đang được kết nối trong máy


diskpart


Hình minh họa


Với Disk 1 là ổ đĩa usb mà mình muốn tạo.

Bước 3: Tiếp tục sử dụng lần lượt các lệnh sau tạo mới lại usb


select disk 1    // lựa chọn disk 1 là ổ đĩa usb

clean  //định dạng lại usb

create partition primary size=1024  // tạo mới phân vùng primary và dung lượng 1024 Mb = 1 Gb

active  // đặt cho phân vùng này làm boot

format fs=FAT32 quick label="WinPE"    // định dạng phân vùng FAT32 và lấy nhãn là WinPE

assign letter=P    // đặt cho phân vùng này có ký tự là P

create partition primary    // tạo tiếp phân vùng cáu trúc primary thứ 2

format fs=NTFS quick label="Images"    // định dạng phân vùng NTFS và lấy nhãn là Images

assign letter=T  //  đặt cho phân vùng này có ký tự là T

exit    // thoát diskpart


Hình minh họa


Khi tạo xong kiểm tra trong File Explorer được 2 phân vùng mới tạo từ usb

Bước 4: Mout tệp Win 10 PE ra ổ ảo truy cập ổ ảo copy tất cả chỉ chừa lại thư mục Apps


Bước 5: Sao chép vào phân vùng WinPE của usb


Bước 6: Copy thư mục Apps trong ổ ảo vào phân vùng Images của usb. Làm tương tự khi mout bộ cài Windows ra ổ ảo copy tất cả vào phân vùng Images của usb


Bước 7: Chạy công cụ bootice chọn Parts Manage. Mặc định khi bạn chỉ kết nối một usb vào máy tính trong giao diện của chương trình sẽ hiện sẵn usb còn nếu trường hợp đang kết nối usb từ 2 usb trở lên hãy chọn usb trong phần Destination Disk.


Bước 8: Chọn phân vùng Images bấm chọn Set Accessible cho phân vùng này. Việc thiết lập như vậy để khi sử dụng usb boot vào WinPE thì phân vùng WinPE sẽ bị ẩn đi và chỉ hiện phân vùng Images


Hình ảnh khi boot vào WinPE


Sau khi boot vào WinPE bạn có thể truy cập phân vùng Images của usb chạy tệp setup.exe để cài mới Windows hoặc có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ trong WinPE.